Gluten là gì và tác hại của gluten đối với con người
Trong số các loại hạt chứa gluten, cho đến nay lúa mì là loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều nhất. Hai protein chính trong gluten là glutenin và gliadine. Gliadine chịu trách nhiệm gây ra hầu hết các tác hại cho sức khỏe.
Vì sao gluten không tốt đối với một số người?
Hầu hết con người có khả năng chịu được gluten. Tuy nhiên, nó có thể gây rắc rối cho những người có một số bệnh trạng nhất định. Số này bao gồm bệnh celiac, dị ứng với gluten, dị ứng lúa mì và một số bệnh khác.
Bệnh celiac
Bệnh celiac, hay còn gọi là coeliac, là hình thức nghiêm trọng nhất của chứng không dung nạp gluten. Nó ảnh hưởng đến khoảng khoảng 0,7-1% dân số.
Đây là một rối loạn tự miễn dịch có liên quan đến việc cơ thể coi gluten là kẻ xâm lược từ bên ngoài. Hệ thống miễn dịch tấn công các gluten cũng như niêm mạc ruột.
Thiệt hại này thành ruột, và có thể gây thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, các vấn đề tiêu hóa nặng và nguy cơ gia tăng của nhiều bệnh (9).
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh celiac là tiêu hóa khó khăn, tổn hại đến mô tế bào trong ruột non, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhức đầu, mệt mỏi, phát ban da, trầm cảm, giảm cân và phân có mùi hôi.
Tuy nhiên, một số người bị bệnh celiac không có triệu chứng tiêu hóa, nhưng lại có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi hoặc thiếu máu.
Vì lý do này, bệnh celiac có thể rất khó chẩn đoán. Trong thực tế, có đến 80% những người bị bệnh celiac không biết mình mắc bệnh.
Điều then chốt: Bệnh celiac là một rối loạn tự miễn làm cho gluten tấn công cơ thể trong hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng và các vấn đề sức khỏe khác.
Chứng mẫn cảm với gluten không gây bệnh celiac.
Có rất nhiều người khi kiểm tra không thấy dương tính với bệnh celiac, nhưng vẫn phản ứng tiêu cực với gluten.
Tình trạng này được gọi là chứng mẫn cảm với gluten không gây bệnh celiac.
Hiện chúng ta không biết được có bao nhiêu người mắc phải chứng bệnh này, nhưng ước tính là khoảng 0.5-13%.
Các triệu chứng của chứng mẫn cảm với gluten bao gồm tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, đầy hơi và trầm cảm.
Không có định nghĩa rõ ràng nào về chứng mẫn cảm với gluten không gây bệnh celiac, nhưng việc chẩn đoán được thực hiện khi một bệnh nhân có phản ứng tiêu cực với gluten, trong đó bệnh celiac và dị ứng với celiac đã bị loại trừ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lại tin rằng đây không phải là một chứng bệnh có thực. Họ nghĩ rằng tác dụng phụ là do tưởng tượng hoặc gây ra bởi các chất khác chứ không phải gluten.
Một nghiên cứu quan sát gần 400 người về việc tự chẩn đoán chứng không dung nạp gluten và nghiên cứu xem liệu họ có cải thiện chế độ ăn không có gluten hay không.
Kết quả cho thấy chỉ có 26 người có bệnh celiac, trong khi 2 người dị ứng với lúa mì. Chỉ 27 trong số 364 người còn lại được chẩn đoán là mẫn cảm với gluten.
Điều đó có nghĩa rằng trong số 400 người nghĩ rằng họ không thể dung nạp gluten thì chỉ có 55 người (14,5%) thực sự gặp vấn đề với gluten.
Do đó, nhiều người nghĩ rằng họ mắc chứng không dung nạp gluten thực sự có những nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng của mình.
Điều then chốt: Nhiều người phản ứng tiêu cực với gluten nhưng không mắc bệnh celiac. Tình trạng được gọi là mẫn cảm với gluten phi celiac đang gây ra nhiều tranh cãi.
Hội chứng ruột kích thích, dị ứng với lúa mì và những bệnh khác
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp gây ra các triệu chứng như đau bụng, chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy.
Đó là một chứng rối loạn mãn tính, nhưng nhiều người có thể chế ngự các triệu chứng của họ bằng chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và kiểm soát căng thẳng.
Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số người mắc IBS có thể có lợi khi ăn chế độ không có gluten.
Đối với khoảng 1% dân số, dị ứng lúa mì có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa sau khi tiêu thụ gluten.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn không có gluten có thể có lợi cho một số người mắc bệnh tâm thần phân liệt, tự kỷ và một căn bệnh gọi là mất điều hòa gluten.
Điều then chốt: Gluten có thể gây rắc rối cho những người bị hội chứng ruột kích thích và dị ứng lúa mì. Những người bị tâm thần phân liệt, tự kỷ và gluten mất điều hòa cũng có thể được hưởng lợi từ một chế độ ăn không có gluten.
Có phải ai cũng nên nên tránh xa gluten?
Đối với đa số mọi người thì tránh ăn gluten là không cần thiết.
Tuy nhiên, đối với những người có các điều kiện sức khoẻ nhất định thì việc loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.
Hơn nữa, việc thử một chế độ ăn mới thường là vô hại. Bất kì chất dinh dưỡng nào có trong ngũ cốc chứa gluten cũng đều có ở các loại thực phẩm khác hết.
Chỉ cần đảm bảo là bạn chọn đúng loại thực phẩm lành mạnh. Đôi khi không thể tin được thông tin ghi trên nhãn sản phẩm.
Thực phẩm rác không chứa gluten vẫn là thực phẩm rác.
Nguồn tin: buaanhoanhao.vn
Tin tức khác?
Nguy hại từ các loại thực phẩm gây dị ứng
Nguy hại từ các loại thực phẩm gây dị ứng
Hiện nay số lượng người bị dị ứng...
Dính “thẻ đỏ” vì thiếu dán nhãn chất gây dị ứng
Dính “thẻ đỏ” vì thiếu ghi nhãn chất gây dị ứng chưa bao giờ là vấn đề quá cũ....
Dầu ăn sử dụng một lần nên tái sử dụng hay bỏ đi?
Nhiều cá nhân hay đơn vị cho rằng tái sử dụng dầu ăn đã dùng sẽ tiết kiệm được...
#1 Chuyên cung cấp test nhanh chất gây dị ứng trong thực phẩm (Allergen Analysis) Hygiena Biomedal
KIỂM TRA NHANH HÀM LƯỢNG CÁC TÁC NHÂN CHẤT GÂY DỊ ỨNG✅TRONG THỰC PHẨM (allergen...