Mr. Quang

Ms. Ngọc

TIN TỨC

Chất gây dị ứng trong thực phẩm - Coi chừng đi Mỹ không về!

Chất gây dị ứng trong thực phẩm: Coi chừng đi Mỹ không về!
Đây là câu nói vui, cũng là lời cảnh báo của ông Nguyễn Huy, Giám đốc Bộ phận Thực phẩm của Bureau Veritas Việt Nam (một trong những tổ chức quốc tế về chứng nhận độc lập cho hàng hóa vào Mỹ), một chuyên gia nắm rõ về Đạo luật an toàn thực phẩm của Mỹ (FSMA) nói với các doanh nghiệp đang học khóa học về FSMA - PCQI do Dự án HVNCLC – Chuẩn hội nhập thuộc Hội DN HVNCLC tổ chức.
The 8 Most Common Food Allergies 732x549 thumbnail
The 8 Most Common Food Allergies 732x549 thumbnail

Luật FSMA quy định một số điểm mới như kiểm soát ngăn ngừa về chất gây dị ứng, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam không biết chất gây dị ứng bên Mỹ là như nào.

Thực tế, theo ông Nguyễn Huy, như thông tin FDA cung cấp, hiện nay có từ 36 – 38% lô hàng từ chối nhập khẩu vì khai báo sai chất gây dị ứng. Chiếm 1/3 số vụ bị từ chối nhập khẩu.

Vậy kiểm soát chất gây dị ứng như thế nào, đó là thực hành tốt việc ngăn ngừa nhiễm chéo và quá trình dán nhãn.

Khái niệm “May contain”

Trước tiên, cần hiểu rõ, chất gây dị ứng ở đây không có nghĩa là thực phẩm này không an toàn hoàn toàn, mà chỉ là gây dị ứng và nguy hiểm cho một số người, nên nhãn mác bao bì cần ghi rõ.

 Các doanh nghiệp bàn thảo các vấn đề liên quan đến nội dung học cùng giảng viên

Trong vấn đề kiểm tra, kiểm soát chất gây dị ứng trong thực phẩm, việc ghi nhãn đúng mang tính quyết định, bởi NTD chỉ biết sản phẩm đó có chất dị ứng hay không dựa trên nhãn sản phẩm. Và DN phải đảm bảo in nhãn đúng, phải có người phê duyệt market trước khi in xem có bảng sản phẩm chất gây dị ứng hay không.

Nhưng theo ông Huy, DNVN đa phần phê duyệt market theo hình thức, nhìn có đẹp không, chữ đều không, cạnh có sắc nét không… mà ít ai ngó tới chất dị ứng có đúng, đủ không.

Vậy nên DN khi chưa chắc hãy dùng “May contain”: Đây là khái niệm được phép ghi khi DN không chắc chắn về thành phần chất gây dị ứng có trong công thức sản phẩm.

Ông Huy dẫn chứng, một công ty ở Bình Dương, sản xuất và kinh doanh tiêu, nhưng không hiểu sao khi phía Mỹ kiểm tra thì phát hiện chất gây dị ứng bắt nguồn từ đậu nành, dù doanh nghiệp không hề có dây chuyền sản xuất hay nguyên liệu liên quan đến đậu nành.

Sau đó, họ tìm ra nguyên nhân rằng, chất từ đậu nành lẫn vào trong công đoạn khi những người  thu gom dùng bao tay thu gom tiêu cũng là bao tay thu gom đậu nành, bắp hay cà phê…

“Như thế để thấy rằng, khi mình không chắc chắn có chất gây dị ứng hay không thì mình dùng chữ “May contain”, ông Huy cho biết.

  Phân tích tình huống trên bài tập tại lớp

Nhưng câu hỏi đặt ra, nếu ghi từ “May contain” vào thì ai mua hàng, vì NTD thấy sợ, đó là sự thật, vậy phải làm sao?

Theo khuyến cáo của FDA thì nên ghi “May contain” nếu DN không chắc chắn có chất gây dị ứng hay không, dù có thể sẽ giảm người tiêu dùng, nhưng nó an toàn. Nếu không ghi, có thể bán được nhiều sản phẩm hơn nhưng khi kiểm tra “dính” chất gây dị ứng, bị thu hồi sản phẩm, phạt và bị rất nhiều rủi ro pháp lý, khi đó không cẩn thận sẽ đi Mỹ không về, ông Huy cảnh báo.

Ông Huy cho biết thêm, nhiều trường hợp trong quá trình bao gói, dán nhãn sai khi hàng đã xuất đi, vậy phải làm gì? Có thể in nhãn dán chồng lên; hoặc lột nhãn ra in nhãn mới vào làm sao không bong tróc; hoặc bỏ luôn; hay trả lại nhà cung cấp nhãn in…

Ngăn ngừa nhiễm chéo chất gây dị ứng

 

Cùng bàn thảo các nội dung trong bài học

Theo ông Nguyễn Huy, luật của Mỹ có 8 chất gây dị ứng, châu Âu là 14 nhóm chất gây dị ứng, do vậy doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết kiểm soát chất gây dị ứng thật kỹ.

Nhất là phải ngăn ngừa nhiễm chéo chất gây dị ứng trong quá trình sản xuất, lưu kho.

Theo ông Huy, muốn làm tốt vấn đề này, khi có nguy cơ nhiễm chéo thì phải vệ sinh sạch các thiết bị dùng chung; cẩn thận trong việc tái chế nguyên liệu trong nhà máy…

Ngoài ra, việc kiểm soát chất gây dị ứng phải được tiến hành ngay từ nguyên liệu mà các nhà cung cấp cho DN.

“Chúng ta phải hỏi họ xem, trong nguyên liệu đó, có chất gì gây dị ứng không, phải làm thành bảng để khi có chuyện gì xảy ra thì biết mà kiểm tra, biết mà trình bày với FDA”, ông Huy cho biết.

Ông Huy khuyên, DN nên gom chất gây dị ứng về một dây chuyền riêng để dễ dàng quản lý, vệ sinh. Việc dùng nước để tráng, rửa các quy trình sau khi dùng xong, nếu không cẩn thận sẽ gây nhiễm chéo trong thực phẩm và sẽ hư nguyên lô hàng.

Một lưu ý nữa mà ông Huy chia sẻ với doanh nghiệp, đó là trong quá trình lưu kho không để chất gây dị ứng và chất gần giống cạnh nhau, vì như thế dễ gây nhầm lẫn cho người công nhân dùng… như bột sữa, bột gạo, đường xay nhuyễn… hay đừng để bao này chồng lên bao kia…

Công ty TNHH AZ LAB đang là nhà cung cấp các test kit dị ứng Biomedal tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp đa dạng các bộ test kit dùng kiểm soát chất gây dị ứng trong thực phẩm. Xem thêm thông tin chi tiết của sản phẩm tại đường link:
http://azlab.vn/vi/shops/test-kit-thuc-pham-di-ung/test-nhanh-chat-gay-di-ung-alertox-sticks-biomedal.html

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp quy trình cụ thể nhất!

Nguồn tin: azlab.vn

Tin tức khác?

Nguy hại từ các loại thực phẩm gây dị ứng

Nguy hại từ các loại thực phẩm gây dị ứng

Nguy hại từ các loại thực phẩm gây dị ứng
Hiện nay số lượng người bị dị ứng...

Dính “thẻ đỏ” vì thiếu dán nhãn chất gây dị ứng

Dính “thẻ đỏ” vì thiếu dán nhãn chất gây dị ứng

Dính “thẻ đỏ” vì thiếu ghi nhãn chất gây dị ứng chưa bao giờ là vấn đề quá cũ....

Dầu ăn sử dụng một lần nên tái sử dụng hay bỏ đi?

Dầu ăn sử dụng một lần nên tái sử dụng hay bỏ đi?

Nhiều cá nhân hay đơn vị cho rằng tái sử dụng dầu ăn đã dùng sẽ tiết kiệm được...

#1 Chuyên cung cấp test nhanh chất gây dị ứng trong thực phẩm (Allergen Analysis) Hygiena Biomedal

#1 Chuyên cung cấp test nhanh chất gây dị ứng trong thực phẩm (Allergen Analysis) Hygiena Biomedal

KIỂM TRA NHANH HÀM LƯỢNG CÁC TÁC NHÂN CHẤT GÂY DỊ ỨNG✅TRONG THỰC PHẨM (allergen...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây